Van bướm là một loại van sử dụng để kiểm soát dòng chảy của chất lỏng trong hệ thống đường ống. Van bướm được gọi là như vậy vì nó có hình dạng tương tự như một chiếc cánh bướm, với một tấm gắn trên một trục xoay giữa hai đường ống. Khi tấm này xoay, nó có thể mở hoặc đóng dòng chảy của chất lỏng. Sau đây hãy cùng VNTECH Group tìm hiểu về ưu nhược điểm của van bướm điều khiển khí nén nhé !
Ưu điểm và nhược điểm của van bướm điều khiển khí nén
Ưu điểm:
Thuộc dòng van điều khiển tự động, nên trong ngành công nghiệp được lựa chọn sử dụng rộng rãi tại nhà máy, xí nghiệp. Nhờ khả năng hoạt động điều khiển tự động, không cần người vận hành trực tiếp, van bướm điều khiển khí nén có nhiều ưu điểm hơn so với sản phẩm tương đương cùng chức năng như dạng dùng điện năng.
- Luôn ổn định lưu lượng dòng chảy di chuyển qua đường ống, giữ cho hệ thống vận hành hiệu quả hơn với chi phí vận hành tối ưu và tuổi thọ cao.
- Thay thế và lắp đặt đơn giản, dễ dàng.
- Đảm bảo khả năng chống ăn mòn tốt, được thiết kế kín và an toàn cao.
- Khi sử dụng van sẽ hạn chế các tai nạn lao động cho người điều khiển.
- Sử dụng ở những điều kiện môi trường khác nhau. Chỉ cần lựa chọn đúng loại van bướm điều khiển khí nén với chất liệu phù hợp.
Nhược điểm:
- Nhìn chung van bướm điều khiển khí nén có rất nhiều ưu điểm. Tuy nhiên nó vẫn còn được một số hạn chế sau:
- Liên kết vào đường ống chỉ có phương pháp lắp mặt bích hoặc nối kẹp.
- Kích thước lớn dẫn đến khối lượng nặng hơn.
- Chỉ có thể áp dụng với các hệ thống khí nén.
- Ứng dụng của van bướm điều khiển khí nén:
- Van bướm điều khiển bằng khí nén được sử dụng nhiều ở các nhà máy:
- Nhà máy cấp thoát nước sinh hoạt, xử lý nước thải, nước công nghiệp phụ vụ sản xuất.
- Nhà máy nhiệt điện, nhà máy thủy điện.
- Nhà máy sản xuất bột giấy, xi măng.
- Nhà máy sản xuất đồ uống giải khát như: bia, rượu, sữa.
- Nhà máy chế tạo, viện nghiên cứu khoa học, viện hóa chất.
- Đối với môi trường làm việc như: nước sạch, nước thải, nước nóng, khí gas, khí oxy, hoặc hệ thống cấp xả liệu trong sản xuất bột, hạt,…
- Chính bởi ứng dụng đa dạng như trên, van bướm điều khiển bằng khí nén trở nên thông dụng và phổ biến
Van bướm thường được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp, bao gồm dầu khí, hóa chất, xử lý nước, và nhiều ứng dụng khác. Chúng có thể được điều khiển thủ công hoặc bằng các thiết bị tự động, và có thể có nhiều kích thước khác nhau để phù hợp với nhu cầu hệ thống đường ống.
Thiết bị này được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp, các nhà máy sản xuất. Với khả năng hoạt động vượt trội như: điều khiển từ xa, an toàn, đóng mở nhanh.
Thông số kỹ thuật
Kích cỡ: đa dạng full size
Kiểu tác động: tác động đơn, tác động kép
Kết nối với đường ống: tiêu chuẩn JIS -ANSI-DIN
Vật liệu chế tạo: cao cấp, có nhiều lựa chọn tùy theo môi trường làm việc
Tiêu chuẩn chống nước: IP67
Áp lực làm việc: PN10, PN16
Hành trình đóng mở: 90 độ, hoặc đóng mở theo góc
Nhiệt độ làm việc: tối đa 60 độ C
Tình trạng hàng hóa: luôn có sẵn
Kết luận
Vậy các bạn đã biết Ưu nhược điểm của van bướm điều khiển khí nén VNTECH Group đã chia sẻ đến các bạn, mong rằng bài viết trên sẽ giúp cho các bạn được nguồn kiến thức cơ bản và lựa chọn được van bướm theo nhu cầu sử dụng của mình nhé !
Hiện tại VN Tech Group đang kinh doanh các sản phẩm sản xuất từ Châu Âu như : Van, Bộ điều khiển, Đồng hồ áp suất v…..v
Từ khóa : Ưu nhược điểm của van bướm điều khiển khí nén
Xem thêm:
Van bi là gì ? Cấu tạo nguyên lý hoạt động
Van bi tay gạt inox là gì ? Nguyên lý hoạt động của van bi
Van bướm điều khiển khí nén là gì? Nguyên lý hoạt động
8 loại van công nghiệp phổ biến tại Việt Nam