Việc chọn sai cảm biến áp suất âm làm cho hệ thống hoạt động không chính xác và gây thiệt hại lớn trong quá trình điều khiển. VN Tech sẽ hướng dẫn cách chọn cảm biến áp suất âm sao cho đúng.
Các bước chọn cảm biến áp suất âm
Để chọn cảm biến áp suất âm thì chúng ta cần phân biệt rõ giữa cảm biến áp suất âm và cảm biến áp suất thường.
1. Sự khác nhau của cảm biến áp suất âm và cảm biến áp suất thường
Cảm biến áp suất thường được sử dụng để đo áp suất có giá trị từ 0 atm ( atm là đơn vị đo áp suất , 1 atm bằng 1 bar ) đến giá trị áp suất lớn nhất của cảm biến.
Ví dụ: cảm biến áp suất 0-10 bar thì cảm biến sẽ đo được giá trị từ 0 bar cho tới 10 bar tại vị trí cần đo áp suất.
Cảm biến áp suất âm được dùng cho các ứng dụng hút chân không hoặc bơm chân không có giá trị dưới 0 bar ( áp suất âm). Giá trị âm lớn nhất là âm 1 bar ( -1 bar ) – giá trị chân không .
2. Các thang đo cảm biến áp suất âm phổ biến
Có rất nhiều thang đo của cảm biến âm như : -1…0 bar , -1…1 bar , -1…3 bar , -1…5 bar , -1…24 bar
Thang đo được sử dụng nhiều nhất : -1…0 bar , -1….3 bar và -1…24 bar. Làm sao để chọn đúng ?
3. Nguyên tắc chọn thang đo cảm biến áp suất âm
Chọn giá trị thang đo áp của cảm biến áp suất lớn hơn áp suất hoạt động thực tế của hệ thống.
Trường hợp chỉ có áp suất âm:
Xác định dải đo áp suất chỉ có âm hay vừa có dương vừa có âm. Trường hợp chỉ có áp suất âm thì chúng ta chọn thang đo áp suất -1…0 bar. Cảm biến áp suất âm từ -1…0 bar có ngõ ra 4-20mA. Điều này có nghĩa là tại -1 bar có ngõ ra 4mA và tại 0 bar có tín hiệu ngõ ra 20mA. Tín hiệu ngõ ra 4-20mA sẽ thay đổi từ 20mA xuống 4mA khi để môi trường bình thường cho đến khi hút chân không.
Cảm biến áp suất -1-0 bar 26.600G của BD Sensors là cảm biến áp suất chân không, hay còn được gọi là cảm biến áp suất âm nên đây là một trong những chi tiết cần thiết trong các hệ thống hút chân không của các nhà máy sản xuất thuộc các lĩnh vực thực phẩm, y tế, hay đóng gói bao bì, hóa mỹ phẩm… Nhờ đó, các sản phẩm được tạo ra đảm bảo hơn về tính thẩm mỹ, tính an toàn, góp phần gia tăng chất lượng sản phẩm tạo niềm tin nơi người tiêu dùng.
Trường hợp vừa có áp suất âm vừa có áp suất dương:
Xác định áp suất dương cao nhất để chọn thang đo sao cho giá trị Dương của cảm biến áp suất lớn hơn giá trị đo thực tế . Ví dụ , áp suất Dương khoảng 2 bar thì chúng ta chọn thang đo -1…3 bar.
Đối với lĩnh vực thực phẩm, nhờ có cảm biến áp suất trong hệ thống hút chân không, các nhà máy cho ra các sản phẩm đã được hút chân không với mục đích giúp sản phẩm không còn bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh, không khí rút ra giúp cho sản phẩm cách ly hoàn toàn với môi trường bên ngoài, vi khuẩn không thể xâm nhập vào sản phầm, góp phần đảm bảo an toàn về sức khỏe cho người tiêu dùng.
Thang đo áp suất vừa âm vừa dương từ -1…+3 bar sử dụng khi hút chân không và kể cả trong quá trình thổi có áp dương lớn nhất 3 bar. Với một cảm biến chúng ta có thể dùng cho hai việc cùng lúc : vừa đo âm – vừa đo dương trên cùng một hệ thống.
Việc hút chân không giúp loại bỏ hơi ẩm và không khí bởi trong không khí luôn tồn tại một lượng hơi ẩm nhất định. Việc loại bỏ không khí trong hệ thống điều hòa cũng đồng nghĩa với việc loại bỏ lượng hơi ẩm trong hệ thống điều hòa. Trong một số trường hợp việc hút chân không chỉ dùng trong 1 thời điểm nhất định còn áp dương lại được sử dụng thường xuyên.
4. Tín hiệu ngõ ra cảm biến áp suất âm
Tất cả các cảm biến áp suất thông thường và áp suất âm đều cho ra tín hiệu chuẩn dạng Analog . Trong đó có 3 chuẩn Analog thường gặp nhất :
Tín hiệu 4-20mA / HART : được sử dụng trong hầu hết các loại cảm biến
Tín hiệu 0-10V : được sử dụng nhiều sau 4-20mA
Analog 0-5V : khá hiếm gặp , chỉ gặp trên các thiết bị cũ
5. Hai loại cảm biến áp suất âm mà bạn phải biết
Tất cả các cảm biến áp suất đều có nguyên lý đo áp suất giống nhau tuy nhiên lại phân loại thành 02 loại khác nhau rất riêng biệt và có những ưu nhược điểm cụ thể.
- Cảm biến không có hiển thị
- Cảm biến áp suất không hiển thị là loại được sử dụng nhiều nhất trong công nghiệp bởi các yếu bởi ưu điểm :
- Giá thành thấp
- Thiết kế nhỏ gọn
- Dùng được trong hầu hết các ứng dụng : hút khí chân không , bơm chìm , khí nén , nước ,…
Tuy nhiên loại cảm biến áp suất không hiển thị lại có nhược điểm chung :
- Độ chính xác không cao ( thông thường là 1% cho áp âm )
- Không hiển thị nên không biết được giá trị khi đang đo áp suất
- Không thể điều chỉnh thang đo hoặc đơn vị đo khi cần
- Cảm biến áp suất có hiển thị
Loại cảm biến áp suất của hiển thị có những ưu điểm vượt trội so với loại cảm biến áp suất không hiển thị :
- Độ chính xác cao
- Thời gian đáp ứng nhanh
- Có màn hình hiển thị áp suất đang đo được
- Điều chỉnh thang đo/ đơn vị đo bất kỳ khi cần thiết
- Nhược điểm lớn nhất của cảm biến áp suất có hiển thị đó chính là giá cao
Để biết thêm thông tin chi tiết cũng như cách chọn đúng các dòng cảm biến vui lòng liên hệ với chùng tôi theo thông tin bên dưới