Van điều khiển KFM đến từ Germany, có hơn 50 năm dẫn đầu trong lĩnh vực van dầu truyền nhiệt. Cùng VNTECH GROUP tìm hiểu về dòng van điều khiển từ thương hiệu này nhé!
1. Định nghĩa van điều khiển là gì?
Van điều khiển tên Tiếng Anh là control valve là một loại van công nghiệp. Van điều khiển được sử dụng rộng rãi trong các nhà máy sản xuất và chế biến.
Van được đóng mở tự động bằng điện hoặc khí nén nhờ tín hiệu điều khiển. Van có thể nhận tín hiệu điều khiển on/off hoặc tín hiệu tuyến tính tỷ lệ. Với tín hiệu tuyến tính tỷ lệ, thông thường trong công nghiệp và tự động hóa chúng ta vẫn sử dụng tín hiệu analog 4-20mA, 0-20mA, 0-10V, 1-5V… Với tín hiệu analog sẽ giúp van hoạt động theo một tỷ lệ khá mượt mà từ 0 -100%, vì vậy chúng ta cũng có thể gọi nó là van tỷ lệ.
2. Có bao nhiêu loại van điều khiển?
Van điều khiển thông thường có rất nhiều loại, nhưng điển hình trong công nghiệp thường dùng có một số loại như sau:
a. Van điều khiển khí nén
Van điều khiển khí nén là loại van được điều khiển, hoạt động hoàn toàn bằng khí nén ở chế độ on/off hoặc tuyến tính. Với loại van này cũng có những ưu nhược điểm riêng.
Một số lưu ý để khi sử dụng van điều khiển khí nén:
- Thường xuyên kiểm tra độ rò rỉ của van theo định kỳ: Điều này rất quan trọng trong quá trình sản xuất, đặc biệt là nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.
- Kiểm tra áp suất chất lỏng trước khi sử dụng: Người vận hành nên kiểm tra áp suất chất lỏng đầu vào của van điều khiển khí nén bằng cách lắp đồng hồ áp suất hoặc cảm biến áp suất trên đường ống
- Kiểm tra áp suất điều khiển khí nén cho van: Thông thường, tất cả các nhà sản xuất van điều khiển khí nén đều phải có đồng hồ đo áp suất để kiểm áp suất điều khiển của khí nén trước khi vào van. Hầu hết, màng van của tất cả các hãng chỉ chịu được áp suất tối đa là 6 bar. Tuy nhiên với một số hãng của Trung Quốc, Đài Loan thì van sẽ không có thêm đồng hồ áp suất vì lý do giảm chi phí hoặc một số lý do riêng khác. Với những hãng này thì người vận hành hoặc người mua van nên yêu cầu option thêm phần đồng hồ áp suất . Vì khá quan trọng cho việc đảm bảo chất lượng van. Hoặc với một số nhà máy lớn của Mỹ họ sẽ mặc định ko sử dụng van điều khiển khí nén của các hãng nếu không có đồng hồ áp suất mặc định (standard) cho van.
- Kiểm tra nhiệt độ lưu chất và nhiệt độ môi trường: Vấn đề về nhiệt độ tưởng chừng như vô hại và không quan trong trong việc vận hành và hoạt động của van điều khiển khí nén tuy nhiên đó là cách suy nghĩ có phần không đúng. Vì khi nhiệt độ lưu chất không đúng với quy cách của van sẽ dẫn đến việc hư hỏng nặng hơn sẽ gây cháy nổ và mất an toàn cho người vận hành. Với nhiệt độ môi trường không đúng quy cách thì cũng gây ra rất nhiều hư hỏng cho van.
Lưu ý khi mua van điều khiển bằng khí nén:
Một số lưu ý quan trọng nhất khi lựa chọn van điều khiển khí nén mà chắc hẳn người mua van điều khiển khí nén nào cũng cần biết để chọn được loại van đúng tính năng kỹ thuật nhưng vẫn đảm bảo kinh tế.
- Lựa chọn đúng loại van điều khiển để tư vấn cho người dùng: Van có nhiều loại tùy theo ứng dụng và lưu chất để chọn loại van phù hợp nhất (van bướm, van cầu, van bi, van cổng, …). Van là van thường đóng hoặc van thường mở. Tùy theo yêu cầu cũng như tính năng, ứng dụng của lưu chất mà lựa chọn van điều khiển khí nén cho khách hàng. Van điều khiển khí nén rất khác với van điều khiển điện ở tính năng lực đóng van điều khiển khí nén.
- Lựa chọn lực đóng van phù hợp: rất quan trọng đối với van vì nếu chọn thiếu lực đóng sẽ dẫn đến trường hợp van đóng không kín (không hoàn toàn 100%) dẫn đến bị hở, hoặc chọn lực quá mạnh để đóng van dẫn đến hư hỏng.
- Nhiệt độ chất lỏng
- Môi chất
b. Van điều khiển điện
Van điều khiển điện là loại van được điều khiển và hoạt động hoàn toàn bằng điện. Thông thường là bộ phận actuator sẽ được lắp đặt một động cơ điện (AC hoặc DC). Động cơ cũng có 2 dạng điều khiển là tuyến tính (Tỷ lệ) theo tín hiệu nhận là analog và dạng đóng mở on/off.
Một số lưu ý để khi lựa chọn van điều khiển điện
- Kích thước van (DN)
- Áp suất của van (PN): Áp suất của van hay còn được gọi là áp suất chịu đựng của van ký hiệu PN. Thông thường sẽ có các dạng PN10/ PN16/ PN25/ PN40/ PN63/ PN100,…
- Áp suất đóng van điều khiển điện: Áp suất đóng van hay còn gọi là lực đóng van hoặc closing pressure. Tuy nhiên có một thông số mà tất cả các hãng sản xuất van thường dùng là Delta P (ΔP). Đây là lực chênh áp giữa áp suất ngõ vào và ngõ ra của van. Dựa vào áp suất này mà chúng ta có thể chọn lực đóng của actuator cho van.
- Áp suất đầu vào và áp suất đầu ra của van: Việc xác định áp suất vào, áp suất ra van điều khiển điện là công việc khá quan trong.
- Lưu chất làm việc của van điều khiển điện. Tùy thuộc vào tính năng vật lý, hóa học của lưu chất cũng như ăn mòn, không ăn mòn, giãn nở… mà chúng ta lựa chọn vật liệu chế tạo cho các thành phần của van cho phù hợp. Đây được coi là một trong những công việc quan trọng nhất vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và tuổi thọ của van điều khiển điện.
- Lưu lượng sử dụng. Phần này thì có lưu lượng Max, lưu lượng Min và lưu lượng trung bình.
- Nhiệt độ lưu chất.
- Điện áp sử dụng của van.
- Loại van dùng đóng mở on/off hay đóng mở tuyến tính (van tỷ lệ)
- Nếu là van tuyến tính thì cần xác định tín hiệu điều khiển van là tín hiệu gì?
Van điều khiển tuyến tính – van điều khiển on/off
- Van điều khiển tuyến tính là loại van có thể nhận được tín hiệu điều khiển analog nhờ vào bộ positioner giúp van chạy một cách tuyến tính theo tỷ lệ 0-100%. Van tuyến tính được dùng rất nhiều trong các nhà máy sản xuất công nghiệp.
- Van điều khiển on/off sẽ không nhận được tín hiệu analog vì không được trang bị bộ positioner chính vì thế van on/off sẽ chắc chắn không chạy theo tỷ lệ được.
3. Van điều khiển KFM – từ Germany
KFM là thương hiệu van điều khiển nổi tiếng của Germany với hơn 50 năm kinh nghiệm, chuyên sản xuất phục vụ cho hầu hết các ngành công nghiệp lớn nhỏ tại thị trường Châu Âu và Châu Á.
Van KFM được khẳng định chất lượng và độ chính xác cao khi sử dụng trong các dây chuyển của hệ thống nhà máy, mức độ rò rỉ < 0.01% trên tổng lưu lượng đi qua van. Nhiệt độ làm việc của van điều khiển KFM từ 250oC đến 350oC được dùng hầu hết trong các nhà máy có hơi bão hòa và dầu truyền nhiệt. Tuổi thọ của van điều khiển KFM từ 3-10 năm tùy theo nhu cầu và ứng dụng thực tế.
VNTECH GROUP – Phân phối các dòng van công nghiệp 100% nhập khẩu từ Châu Âu. Liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới để có thể tư vấn về sản phẩm van công nghiệp.
Xem thêm:
Van cầu là gì? Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và ứng dụng
Nguyên lý hoạt động van điều khiển KFM