Van điều khiển tuyến tính là gì?

Van điều khiển tuyến tính là gì?

Categories: Giải pháp, Van
Author: admin-nhat

Van điều khiển tuyến tính (Linear Control Valve) là một thiết bị điều khiển quá trình được sử dụng trong ngành công nghiệp để kiểm soát lưu lượng, áp suất hoặc nhiệt độ của chất lưu trong hệ thống. Van này có khả năng kiểm soát lưu lượng của chất lưu bằng cách điều chỉnh diện tích mở cửa của van theo một cách tuyến tính, tức là nó phản ứng theo một cách tương tự và tỷ lệ với tín hiệu điều khiển được gửi đến nó.

Các thành phần chính van điều khiển tuyến tính

  1. Thân van (Valve Body): Phần này chứa đường dẫn cho chất lưu và bao gồm cơ cấu cơ học để điều khiển diện tích mở cửa.
  2. Van điều khiển (Control Valve): Đây là phần di chuyển để thay đổi diện tích mở cửa và kiểm soát lưu lượng chất lưu. Van điều khiển có thể là loại van cửa, van bi, van góc, hoặc loại khác tùy thuộc vào ứng dụng cụ thể.
  3. Actuator: Actuator là thành phần chịu trách nhiệm điều khiển van. Nó thường được điều khiển bằng một tín hiệu điều khiển từ hệ thống điều khiển tự động và sẽ làm di chuyển van để điều chỉnh lưu lượng hoặc áp suất.
  4. Phụ kiện điều khiển (Control Accessories): Các phụ kiện điều khiển như bộ đệm (positioner), bộ cân bằng (position feedback), và bộ chuyển đổi (solenoid) thường được sử dụng để cải thiện hiệu suất và độ chính xác của van điều khiển.

Van tuyến tính khí nén

Van điều khiển tuyến tính khí nén vận hành dựa vào nguồn khí nén cấp vào Actuator của van. Để làm được điều này bộ điều khiển hay còn gọi là Positioner phải có độ chính xác rất cao.

van điều khiển tuyến tính
Van KFM – CHLB Đức

Van tuyến tính bằng điện

  • Van điều khiển tuyến tính bằng điện có một ưu điểm là chỉ cần dùng nguồn cấp là nguồn 220V / 24V kèm với tín hiệu điều khiển là 4-20mA / 0-10V là van hoạt động được. Trong khi van điều khiển khí nén bắt buộc phải có nguồn khí nén ổn định.

Ưu nhược điểm của van điều khiên điện và khí nén

  • Một nhược điểm của van điều khiển bằng điện là thời gian chạy một hành trình khá chậm chính vì thế các hệ thống có sự thay đổi nhiệt nhanh thì phải chọn van điều khiển khí nén.
  • Một số khu vực không có nguồn khí nén thì buộc chúng ta phải chọn van điều khiển bằng điện nhưng nếu cần thời gian đáp ứng nhanh chúng ta nên chọn thêm Option thời gian đáp ứng nhanh. Với lựa chọn Option này thì van sẽ chạy nhanh hơn khoảng 30% so với tiêu chuẩn.
  • So sánh ưu điểm và nhược điểm van tuyến tính khí nén và van tuyến tính bằng điện
Van điều khiển tuyến tính khí nén

  • Thời gian đáp ứng nhanh
  • Điều khiển chính xác
  • Yêu cầu phải có nguồn khí nén
  • Tín hiệu điều khiển 4-20mA / 0-10V

Van điều khiển tuyến tính bằng điện

  • Thời gian đáp ứng chậm
  • Điều khiển mịn – chính xác cao
  • Yêu cầu có nguồn 220V/ 24V
  • Tín hiệu điều khiển 4-20mA / 0-10V

Lựa chọn van điều khiển

Với thiết kế của từng loại van điều khiển trong từng ứng dụng khác nhau chúng ta chọn van tuyen tinh khí nén hay van tuyen tinh bằng điện cho phù hợp .

Thông số kỹ thuật van điều khiển tuyến tính KFM – Germany

  • Kích thước van điều khiển tuyến tính từ DN15, DN25, DN32, DN40, DN50, DN65, DN80, DN100, DN125, DN150, DN200, DN250.
  • Áp suất chịu được của van điều khiển tuyến tính từ PN16, PN25, PN40.
  • Nhiệt độ làm việc của van điều khiển tuyến tính từ 250oC đến 350oC.
  • Mức độ rò rỉ < 0.01% trên tổng lưu lượng đi qua van.
  • Vật liệu có nhiều loại từ: Gang, Thép hợp kim, Inox 316L …
  • Thời gian đóng mở van từ 3-5s tùy theo áp suất và đường kính van.
  • Tuổi thọ của van điều khiển tuyến tính KFM từ 3-10 năm tùy theo nhu ứng dụng thực tế.
  • Tín hiệu điều khiển: 4-20mA và nguồn cấp khí nén từ 1.6 … 6bar

Vì sao Quý khách hàng nên tin tưởng và lựa chọn van điều khiển KFM ??

  • – KFM là thương hiệu van điều khiển nổi tiếng của Đức với hơn 50 năm kinh nghiệm, chuyên sản xuất phục vụ cho hầu hết các ngành công nghiệp và đóng tàu.
  • – Van KFM được khẳng định chất lượng và độ chính xác cao khi sử dụng trong các dây chuyển của hệ thống nhà máy, mức độ rò rỉ < 0.01% trên tổng lưu lượng đi qua van.
  • – Nhiệt độ làm việc của van điều khiển KFM từ 250oC đến 350oC được dùng hầu hết trong các nhà máy có hơi bão hòa và dầu truyền nhiệt.
  • – Tuổi thọ của van điều khiển KFM từ 3-10 năm tùy theo nhu cầu và ứng dụng thực tế.

Kết luận

Với kim chỉ nam là luôn mang lại những sản phẩm tốt nhất đến với khách hàng, VNTECH Group đã và đang lắng nghe và thấu hiểu tâm lý cũng như nhu cầu của khách hàng nói chung và nhà máy. Hỗ trợ lắp đặt và đưa ra giải pháp tối ưu nhất là lựa chọn hàng đầu của khách hàng khi hợp tác với VNTECH Group của chúng tôi.

Hiện tại sản phẩm Van điều khiển tuyến tính được VNTECH Group phân phối sản phẩm ở Việt Nam. Hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ và có giá thành tốt nhất.

VNTECH GROUP luôn tâm niệm sự hài lòng của khách hàng là mục tiêu quan trọng. Chúng tôi cam kết đem lại những sản phẩm và dịch vụ với chất lượng tốt nhất cho Quý khách hàng.

Xem thêm:

Ứng dụng ổn nhiệt của van điều khiển tuyến tính trong quá trình công nghiệp

Van bi là gì ? Ưu nhược điểm của van bi

Van bi là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

8 loại van công nghiệp phổ biến tại Việt Nam

———————–
VNTECH GROUP – Your Partner For Automation, Instrumentation & Industrial Valves
Công Ty Thiết Bị Công Nghiệp Việt Nhật
Hotline: 0918 113 733
Email: info@vntechgroup.com.vn
Các bài viết cùng chuyên mục
0918113733 0918113733