Van an toàn còn có tên gọi khác là safety van, van xả áp suất, van hồi lưu,…cấu tạo, chức năng và nguyên lý hoạt động của loại van này như thế nào? Cùng VNTECH GROUP tham khảo qua bài viết dưới đây.
Van an toàn là gì?
Van an toàn là một loại van bảo vệ quá áp suất cho các lò hơi, bồn tích áp và các đường ống,…
Cấu tạo van an toàn
Cấu tạo của một van an toàn sẽ khác nhau, tùy thuộc vào hãng sản xuất. Tuy nhiên về mặt cơ bản, van sẽ bao gồm các bộ phận như:
- Thân van: Thông thường đồng là chất liệu được chọn để sản xuất van. Tuy nhiên để dùng trong một số môi trường có tính chất đặc biệt thì chất liệu này có sự thay đổi bằng: inox, thép hay hợp kim để hạn chế ăn mòn, oxi hóa.
- Bộ phận kết nối: Giúp kết nối đường ống với an toàn một cách chắc chắn.
- Bộ phận xả: Nhiệm vụ xả dòng lưu chất khí, dầu, nước…ra ngoài.
- Vít điều chỉnh: Giúp điều chỉnh lượng áp lực đầu vào của van.
- Tay giật: Tùy vào hãng sản xuất mà bộ phận này có thể có hoặc không.
- Đĩa van: Khi áp suất cao, đĩa van được lò xo nâng lên để xả lưu chất. Khi áp suất thấp, lực của lò xo đóng đĩa để van về trạng thái đóng nhanh chóng.
- Nắp chụp bảo vệ: Bảo vệ những bộ phận ở bên trong thân van.
- Lò xo: Bộ điều khiển
- Nút bịt: Chức năng của nó là làm kín, tạo sự khép kín cho không gian bên trong van.
- Đệm lò xo: Dùng để thực hiện việc đóng van khi van không hoạt động.
Có hai dạng van an toàn đang được sư dụng nhiều hiện nay đó là: Van an toàn kết nối ren và van an toàn kết nối mặc bích
Chức năng của van an toàn
Chức năng chính của van an toàn bảo vệ áp suất của hệ thống luôn luôn đảm bảo áp suất trong phạm vi an toàn. Van an toàn bảo vệ hệ thống dẫn lưu chất sau van, giúp cho hệ thống luôn hoạt động dưới một áp lực nhất định (mức áp lực này mình tự cài đặt). Khi chúng ta cài đặt 1 áp lực nhất định thì khi hệ thống hoạt động bị quá áp, van an toàn sẽ xả bớt lưu chất ra ngoài giúp cho áp lực trên đường ống không vượt qua ngưỡng cài đặt.
Van an toàn được lắp đặt và sử dụng rất nhiều trong các hệ thống nồi hơi, bình tích áp, bồn chứa khí… Chúng ta thường bắt gặp van an toàn sử dụng máy nén khí trong công nghiệp sản xuất, cơ khí chế tạo, thực phẩm và đồ uống, dược phẩm, vệ sinh công nghiệp hay chế biến gỗ.
Phân loại van an toàn
Van an toàn được phân làm 2 loại: Van an toàn tác động trực tiếp và van an toàn tác động gián tiếp
a/ Van an toàn tác động trực tiếp
Cấu trúc của van an toàn tác động trực tiếp sẽ bao gồm các thiết bị như: Thân van, đĩa lò xo, lò xo, vít điều chỉnh lò xo, cửa khí vào, cửa khí ra.
Đây là loại van an toàn được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Van hoạt động theo nguyên lý riêng đó là: Sự cân bằng khi tác dụng của những lực ngược chiều nhau khi chúng tác động lên piston hay nút van. Hai lực ngược chiều đó là: Lực của lò xo và lực áp suất lưu chất. Van an toàn tác động trực tiếp chỉ có 1 áp suất định mức*.
Áp suất định mức là áp suất được thiết lập, đảm bảo độ an toàn cho ống và các thiết bị máy móc trên hệ thống đó. Van an toàn tác động trực tiếp chỉ có 1 áp suất định mức.
Khi áp suất của khí, dầu, nước đi vào nhỏ hơn áp suất xả định mức được thiết lập lúc ban đầu bằng cách vặn chỉnh đàn hồi của lò xo trong van thì piston sẽ đóng hoàn toàn. Khi áp suất đi vào lớn hơn áp suất xả, lúc này piston sẽ dịch chuyển làm cửa van mở để dòng lưu chất xả. Khi áp suất về lại mức áp suất xả mặc định ban đầu thì ngưng.
Khi đưa vào lắp đặt và sử dụng, sau một thời gian van an toàn tác động trực tiếp có những ưu và nhược điểm như sau:
Ưu điểm
Kết cấu của loại van này đơn giản, ít các bộ phận và chi tiết. Van phù hợp lắp đặt cho nhiều hệ thống nhỏ và trung bình. Tốc độ phản ứng của van nhanh và mạnh mẽ giúp kịp thời giảm và điều chỉnh áp.
Nhược điểm
Tuy có nhiều ưu điểm nhưng van an toàn tác động trực tiếp vẫn có những nhược điểm lớn như: Nó chỉ phù hợp với những hệ thống có lưu lượng chất đi qua đường ống hay van lớn. Việc điều chỉnh của van sẽ bị giới hạn bởi kích thước của lò xo.
b/ Van an toàn tác động gián tiếp
Loại van an toàn gián tiếp này sẽ là lựa chọn hàng đầu của khách hàng khi cần bảo vệ cho hệ thống nước, thủy lực có công suất lớn ở vị trí mà van trực tiếp không thể sử dụng được.
Cấu tạo của van này phức tạp hơn với:
Van chính: lò xo có độ cứng nhỏ, piston có đường kính lớn.
Van phụ: Ngược lại, piston đường kính nhỏ nhưng lò xo lại có độ cứng lớn.
Van an toàn tác động gián tiếp có áp suất định mức gồm có áp suất định mức van chính và áp suất định mức của van phụ. Áp suất định mức của van phụ có thể điều chỉnh biên độ áp suất định mức van phụ bằng núm điều chỉnh, tuy nhiên luôn nhỏ hơn áp suất định mức của van chính
Nếu áp suất của lưu chất ở đường vào nhỏ hơn áp suất xả của van phụ đã thiết lập ban đầu thì van chính và van phụ sẽ cùng đóng. Lúc này, áp suất của van phụ sẽ bằng đúng với áp suất trong khoang chính.
Nếu áp suất của lưu chất ở đường vào tăng sẽ làm cho áp suất ở trong khoang chính tăng theo. Nó cao hơn áp suất xả của van phụ thì van phụ mở để lưu chất về bồn chứa hoặc xả ra ngoài cho đến khi áp suất trong khoang chính bằng với áp suất xả.
Cũng giống với van tác động trực tiếp, van gián tiếp cũng có những ưu nhược điểm riêng mà người dùng cần nắm:
Ưu điểm
Đầu tiên phải nói đến thiết kế, van nhỏ gọn nên rất phù hợp để lắp đặt trong những không gian nhỏ, chật hẹp. Van có độ kín cao. Loại van gián tiếp này thường được chọn lựa dùng cho hệ thống có lưu lượng dòng chất lớn, áp suất cao.
Nhược điểm
Điều khiến khách hàng cảm thấy không hài lòng ở loại van này đó là tốc độ phản ứng của van khi áp suất bắt đầu tăng không nhanh, không nhạy so với van trực tiếp.
Ngoài ra còn có các loại van an toàn khác căn cứ vào một vài yếu tố sau: vật liệu chế tạo, lưu chất sử dụng, xuất xứ,…
Lưu ý khi lắp và sử dụng van an toàn hiệu quả
- Lựa chọn size van phù hợp với công suất của hệ thống đang sử dụng. Tránh tình trạng van nhỏ mà áp lực lại quá lớn dẫn đến tốc độ xả của van không đáp ứng được và có thể làm hỏng van hoàn toàn có nguy cơ gây nổ van. Van quá lớn với hệ thống thì nó lại không thể tự động xả áp suất được có nguy cơ hư hỏng hoàn toàn các thiết bị phía sau van
- Vị trí lắp đặt van an toàn: Không phải van an toàn có thể lắp đặt ở bất kỳ vị trí nào trên hệ thống, chỉ phù hợp lắp đặt ở vị trí phía trên , vị trí thẳng đứng với lò xo. Tránh việc lắp đảo ngược van và tránh việc lắp thêm các đoạn ống và các thiết bị khác giữa van an toàn và hệ thống
- Safety valve phải được nối trực tiếp vào ba lông, ống góp hay thân lò nhờ 1 ống nối. Không cho phép đặt van khoá hay lấy hơi từ ống nối này.
- Không cho phép lắp van an toàn kiểu đòn bẩy cho những lò hơi di động.
- Trong quá trình làm việc, áp suất cân chỉnh van không bị thay đổi.
- Dễ dàng kiểm tra sự hoạt động của van khi lò hơi đang làm việc.
- Đảm bảo an toàn cho người vận hành khi van tác động để điều chỉnh van
- Van phải được set áp lực định mức trước khi lắp đặt vào hệ thống, vận hành công suất định mức tại áp suất quá áp xác định, và đóng lại khi áp suất của hệ thống đã trở lại mức an toàn.
- Van phải được thiết kế với vật liệu tương thích với lưu chất trong đường ống từ không khí và nước hoặc chất gây ăn mòn.
- Chúng cũng phải được thiết kế để vận hành một cách nhất quán trơn tru và ổn định trên nhiều loại chất lỏng.
Bảo trì van an toàn
- Trước hết nên thử nghiệm van an toàn để đánh giá khả năng hoạt động, hiệu quả của van cũng như kiểm tra tất cả chức năng của van có ổn định, đạt yêu cầu hay không. Nên định kỳ 3 tháng hoặc 6 tháng để bảo dưỡng van an toàn.
- Kiểm tra van an toàn bên ngoài và bên trong. Hầu hết các hãng đều thiết kế để người dùng có thể kiểm tra và vệ sinh bên trong van.
- Hiệu chỉnh lại van an toàn một cách kịp thời sau khi đánh giá để phù hợp với yêu cầu công việc ở từng giai đoạn, thời điểm khác nhau.
- Không nên thay thế các phụ kiện của van an toàn mà không đúng với hãng van sử dụng. Điều đó có thể gây nên tình trạng van không thể hoạt động được
- Khi tháo lắp bảo trì van phải tắt nguồn hệ thống trên đường ống tránh rò rỉ lưu chất ra ngoài nếu là chất lỏng và tránh hơi nóng có nguy cơ ảnh hưởng tới con người và môi trường xung quanh
Tất cả những lưu ý ở trên đều được chúng tôi quan sát, tổng hợp nhằm hỗ trợ khách hàng khi sử dụng đạt được hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, trước tiên khách hàng cần phải tìm và sở hữu loại van an toàn chất lượng, được các trung tâm kiểm định công nhận hoặc 100% chính hãng.
Nhu cầu sử dụng van an toàn nói riêng và các thiết bị khí nén, thiết bị thủy lực nói chung hiện nay rất cấp thiết. Việc tiếp cận thông tin sản phẩm và tìm mua thiết bị này rất nhiều trên thị trường nhưng để có địa chỉ cung cấp uy tín, chất lượng luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Van an toàn từ hãng Zaes – Tây Ban Nha
Với sứ mệnh mang đến thị trường Việt Nam đầy đủ giải pháp về đo lường – tự động hóa – van công nghiệp, VNTECH GROUP đã không ngừng tìm kiếm các đối tác uy tín, chất lượng, có kinh nghiệm hàng đầu trong ngành từ Châu Âu. Tháng 9/2022, VNTECH GROUP chính thức là đại diện phân phối các sản phẩm: Safety Valve, Needle Valve, Manifold Valve và các phụ kiện từ hãng Zaes – Spain.
Với hơn 50 năm trên thị trường, các sản phẩm van an toàn từ Zaes với vật liệu hợp kim thép và thép không gỉ cung cấp hầu hết cho các ngành công nghiệp trên thế giới.
Trên đây là những thông tin cơ bản về loại van an toàn mà khách hàng cần quan tâm, mọi thắc mắc hoặc nhu cầu tư vấn xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp và hỗ trợ nhiệt tình nhất.
Quý khách có nhu cầu tư vấn các sản phẩm về thiết bị đo, tự động hóa và van công nghiệp có thể liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới.
Xem thêm:
Van an toàn Zaes từ Spain – Hơn 60 năm sản xuất và phân phối
VNTECH GROUP cung cấp lô Van điều khiển tuyến tính KFM cho Dự án Nhà máy sản xuất găng tay S&S GLOVE